Đáp án Môn sử 11 Học sinh giỏi Hoà Bình

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC 2023 – 2024 
Môn: LỊCH SỬ - LỚP 11
Thời gian làm bài:180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 02 trang, gồm 07 câu)
Đáp án Môn sử 11 Học sinh giỏi Hoà Bình
Phân tích giá trị của bài học về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc qua những tư liệu lịch sử có chọn lọc từ khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) và phong trào Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII).

Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: yếu tố đóng vai trò nền tảng, then chốt. Khối đoàn kết được xây dựng từ nội bộ tướng lĩnh chỉ huy, mở rộng ra quân đội và quần chúng nhân dân; từ miền xuôi đến miền ngược…

* Trong khởi nghĩa Lam Sơn:

- Trước khi phát động khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi cùng 18 vị anh hùng hào kiệt đã lập Hội thề Lũng Nhai… Bộ chỉ huy nghĩa quân là hình ảnh thu nhỏ của khối đoàn kết toàn dân với đầy đủ thành phần, lứa tuổi…

- Trong quá trình khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã nêu cao đạo lí “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông trén rượu ngọt ngào”…

- Cuộc khởi nghĩa huy động được toàn dân tham gia: Nhân dân là nguồn bổ sung lực lượng cho nghĩa quân …; ủng hộ về vật chất, động viên về tinh thần cho nghĩa quân…; phối hợp chiếu đấu cùng nghĩa quân…

- Với tư tưởng nhân nghĩa, nghĩa quân không chỉ lôi cuốn được sự ủng hộ nhiệt tình, đoàn kết của nhân dân mà còn phân hoá được lực lượng của kẻ thù…

* Trong phong trào Tây Sơn:

- Thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo quần chúng nhân dân. Đặc biệt, phong trào là sự vùng dậy của một lực lượng, giai cấp đông đảo nhất của nước ta thời phong kiến - giai cấp nông dân.

- Khi Quang Trung tiến quân ra Bắc, đến Nghệ An, ông tự mình cưỡi voi ra trận để khích lệ quân sĩ…

- Tại Thanh Hoá, Quang Trung dừng lại tuyển mộ thêm binh sĩ, đọc bài dụ quân sĩ tham gia đánh giặc…


- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học kinh nghiệm về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự, cần tiếp tục được phát huy và nhân rộng…

Trình bày quá trình tái thiết và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á sau khi giành độc lập.

* Nhóm các nước sáng lập ASEAN:

- Từ những năm 60 của thế kỉ XX: các nước sáng lập ASEAN tiến hành chiến lược Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu…

- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, các nước sáng lập ASEAN Công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo….

* Nhóm các nước Đông Dương:

Sau khi giành độc lập, đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Việt Nam, Lào, Campuchia từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường…

* Nhóm các nước khác ở Đông Nam Á:

- Bru-nây: thi hành chính sách đa dạng hoá nền kinh tế, gia tăng sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu…

- Mi-an-ma: sau gần 30 năm thi hành chính sách tự lực hướng nội của chính quyền quân sự, đến năm năm 2011, tiến hành một số cải cách theo hướng dân chủ hoá, tuy nhiên tình hình Mi-an-ma vẫn còn nhiều bất ổn.

- Đông Timo: sau khi tuyên bố độc lập 2002, chính phủ mới đã thi hành nhiều chính sách nhằm ổn định tình chính chính trị, phát triển kinh tế… (file)1Q9r0RBPwvJp6YagJSozmg-jRk64CCMQB(/file)
Xem thêm