Đề thi HSG Sử 11 Chuyên Bắc Giang và cách giải đề

"Đề thi HSG Sử 11 Chuyên Bắc Giang" là một trong những tài liệu quan trọng dành cho học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11, giúp rèn luyện tư duy phân tích và nâng cao kiến thức chuyên sâu. Để đạt kết quả cao, học sinh cần tìm hiểu cấu trúc đề thi, nắm vững các chuyên đề trọng tâm như Cách mạng Tư sản, Chiến tranh thế giới, Phong trào giải phóng dân tộc và lịch sử Việt Nam giai đoạn cận – hiện đại. Bên cạnh đó, việc luyện tập giải đề thi các năm trước, tham khảo đáp án chi tiết và học cách trình bày bài viết mạch lạc, logic cũng là yếu tố quan trọng. Một số phương pháp hiệu quả gồm lập dàn ý trước khi viết, sử dụng tư liệu lịch sử để làm sáng tỏ luận điểm và rèn luyện kỹ năng làm bài theo thời gian quy định. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, học sinh không chỉ đạt điểm cao mà còn hình thành niềm đam mê sâu sắc với bộ môn Lịch sử.
Đề thi HSG Sử 11 Chuyên Bắc Giang và cách giải đề
Hãy cho biết nhân vật lịch sử được nhắc đến trong dấu (….) dưới đây là ai? Làm sáng tỏ vai trò của nhân vật lịch sử đó đối với lịch sử dân tộc. 
"Với công lao của mình, …... đã trở thành vị tổ trung hưng thứ 2 của dân tộc Việt Nam chúng ta, chỉ đứng sau vị tổ thứ nhất là Ngô Quyền và vị tổ dựng nước là Hùng Vương" (Dẫn theo Nguyễn Quang Ngọc, Bản tin THNM, ngày 3/10/2023)
a. Nhân vật lịch sử được nhắc đến….: Lê Lợi
b. Làm sáng tỏ vai trò của Lê Lợi đối với lịch sử dân tộc...: Lê Lợi có vai tro lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước
*Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc:
- Là người khởi xướng, tổ chức cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lật đổ ách đô hộ của nhà Minh khôi phục hoàn toàn nền độc lập, tự chủ của dân tộc…
- Đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng yêu nước dưới lá cờ đại nghĩa Lam Sơn để làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Thành phần bộ chỉ huy có thể nói là một hình ảnh thu nhỏ của khối đoàn kết dân tộc lúc bấy giờ với những con người thuộc mọi thành phần xã hội và dân tộc….; Trong diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi đã huy động được sự hưởng ứng và tham gia ủng hộ đông đảo của nhân dân như: gia nhập nghĩa quân, tiếp tế lương thực, phối hợp bao vây đồn địch... 
- Là lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Lam Sơn, cùng với bộ chỉ huy nghĩa quân vạch ra đường lối đúng đắn cho cuộc khởi nghĩa: kế vây thành diệt viện, tổ chức hội thề Đông Quan…; lập nên nhiều chiến thắng lớn: Tốt Động- Chúc Động, Chi Lăng- Xương Giang…
* Trong sự nghiệp xây dựng đất nước: sau khi KN Lam Sơn kết thúc thắng lợi, Lê Lợi đã lập ra triều đại mới- nhà Lê Sơ; có nhiều chính sách về nội trị, ngoại giao, nhằm phục hồi, củng cố, phát triển đất nước trên mọi mặt như: tổ chức lại bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa phương; chú ý tới việc khôi phục sản xuất, phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nhân tài; tăng cường củng cố, giữ vững nền độc lập…
- Với những đóng góp to lớn đối với lịch sử dân tộc, Lê Lợi được suy tôn là anh hùng dân tộc.
a. Chỉ rõ quyền dân tộc cơ bản được nhắc tới trong hai tư liệu trên. Khái quát cuộc đấu tranh của các nước ở Đông Nam Á để đi đến quyền dân tộc cơ bản đó. 
b. Đề xuất một số biện pháp của em để góp phần vào việc bảo vệ quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
a. Chỉ rõ…
* Quyền dân tộc cơ bản được nhắc tới trong hai tư liệu: độc lập
* Khái quát cuộc đấu tranh….
- Giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:khởi đầu cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
+ Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến: do giai cấp phong kiến hoặc nông dân lãnh đạo. Diễn ra chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. 
+ Phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản: diễn ra sớm nhất ở Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma dưới sự dẫn dắt của các trí thức cấp tiến.
- Giai đoạn 1920 - 1945: xuất hiện xu hướng mới trong phong trào đấu tranh
+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng:
. Tư sản: do giai cấp tư sản lãnh đạo.
. Vô sản: do giai cấp vô sản lãnh đạo. 
→ nhiều đảng phái tiến bộ ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân bằng cả phương pháp đấu tranh hòa bình và đấu tranh vũ trang.
+ Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào,.. tiến hành cách mạng giành độc lập dân tộc. 
- Giai đoạn 1945-1975: hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập
+ Tại Phi-lip-pin, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a:  diễn ra phong trào đấu tranh yêu cầu các nước thực dân phương Tây trao trả độc lập. 
+ Tại bán đảo Đông Dương: tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược cho đến năm 1975. Riêng Bru nây được trao trả độc lập năm 1984.
b. Đề xuất một số biện pháp…
(HS đề xuất được mỗi biện pháp phù hợp thì được 0,25 điểm. Dưới đây là một số gợi ý)
1. Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ quyền dân tộc cơ bản (độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ) cho người dân…; 2. Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc,...; 3. Xây dựng sức mạnh đất nước về mọi mặt (CT, KT, VH, tăng cường quốc phòng- an ninh, ngoại giao…); 4. Liên hệ bản thân học sinh… 
Có đúng không khi cho rằng: sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay phải là con đường riêng của mỗi nước trên cơ sở phát triển độc lập, sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin trên địa bàn của mỗi nước? (file)12aF-GSY5OO-T6OzN4r3XhroejnY2d_B_(/file)
Xem thêm