Đề thi HSG Sử 11 THPT Chuyên Lê Khiết Quảng Ngãi

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT-QUẢNG NGÃI
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XV - NĂM 2024
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ 11
Gồm 11 trang
Đề thi HSG Sử 11 THPT Chuyên Lê Khiết Quảng Ngãi

a) Khái quát sơ nét về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn…
b) Làm rõ nhận định:
- Kháng chiến toàn dân: là một truyền thống quí báu của dân tộc ta trong đấu tranh chống ngoại xâm. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo là một cuộc chiến tranh yêu nước chính nghĩa có tính chất nhân dân rộng rãi, đã lôi cuốn, tổ chức và lãnh đạo được lực lượng kháng chiến của toàn dân.
- Khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc chiến tranh yêu nước, chính nghĩa là kết tinh của nguyện vọng giải phóng dân tộc nên đã quy tụ được nhiều giai cấp tầng lớp nhân dân tham gia:
+ Nghĩa quân Lam Sơn là những người xuất thân từ nhiều thành phần giai cấp và dân tộc khác nhau, nhưng tất cả đều thống nhất ở một mục đích cao cả là cứu nước, cứu dân, là bảo về Tổ quốc và đồng thời cũng bảo vệ quê hương, gia đình của bản thân mỗi người.
+ Từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền núi rừng Thanh Hóa, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã dần dần phát triển thành trung tâm của phong trào đấu tranh trong phạm vi cả nước, thành một cuộc chiến tranh giải phóng có tính chất nhân dân rộng rãi.  
- Khởi nghĩa Lam Sơn đã huy động được toàn dân tham gia kháng chiến:
+ Nghĩa quân Lam Sơn là một đội quân có tổ chức chặt chẽ và kỷ luật nghiêm minh. Nghĩa quân chiến đấu không đội trời chung với kẻ thù của dân tộc, nhưng rất tôn trọng và bảo vệ quyền lợi tài sản của nhân dân.
+ Nhân dân coi nghĩa quân như vị cứu tinh, như người con thân yêu của mình và sẵn sàng đem tất cả tài năng, sức lực, của cải ra ủng hộ cuộc khởi nghĩa.
+ Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân hưởng ứng dưới mọi hình thức, từ tham gia nghĩa quân, tiếp tế lương thực cho đến những hàng động vây thành giết giặc. Sau khi hạ thành Trà Long, hơn 5000 thanh niên đã xung phong bổ sung vào đội ngũ nghĩa binh. Khi Lê Lợi tiến ra gần thành Đông Quan thì hào kiệt các nơi, nhân dân các phủ huyện và cả các tù trưởng miền núi đã tìm đến “xin liều chết đánh giặc” 
+ Nhân dân nhiều nơi còn phối hợp chiến đấu cùng với nghĩa quân: ở Thanh Hóa, khi mới dựng cờ khởi nghĩa, Nguyễn Chích đã tự nguyện tham gia chiến đấu dưới cờ của Lê Lợi và sau đó đem toàn bộ lực lượng nghĩa quân của mình sáp nhập hẳn vào khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Trong khi vây hãm các thành lũy cũng như tiến về giải phóng các châu huyện, nghĩa quân Lam Sơn luôn luôn được nhân dân vùng dậy cùng tham gia hưởng ứng. Trong trận Tốt Động- Chúc Động (1426) và trận Chi Lăng - Xương Giang (1427) đều có sự tham gia của những đội dân binh những lực lượng vũ tranh của nhân dân địa phương.
+ Ngoài ra nhân dân ở hầu khắp mọi nơi còn có rất nhiều hành động yêu nước, ủng hộ nghĩa quân rất đáng ca ngợi. Đó là hành động yêu nước, sử sách không ghi chép nhưng đến nay vẫn lưu truyền phổ biến trong dân gian từng vùng như bà bán hàng họ Lương ở gần thành Cổ Lộng (Ý Yên - Hà Nam Ninh), hay chuyện bà Kiến quốc (Yên Lữ- Hải Hưng)…
Trình bày những điều kiện chủ quan và khách quan thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này có góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới không? Vì sao?(file)1EnNh5r2pVvSDtHDir7dLfWxMcMpuhkL5(/file)
Xem thêm