Đề thi và đáp án HSG sử 11 chuyên Đà Nẵng

 Đề thi và đáp án HSG sử 11 chuyên Đà Nẵng

Đề thi và đáp án HSG sử 11 chuyên Đà Nẵng

Làm rõ những đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc ta ở cuối thế kỉ XVIII.

* Phong trào Tây Sơn đặt cơ sở cho việc hoàn thành thống nhất đất nước

- Thế kỉ XVIII: Đất nước bị chia cắt về lãnh thổ, chế độ phong kiến khủng hoảng… Năm 1771, phong trào Tây Sơn bùng nổ.

- Đến năm 1785, về cơ bản đã tiêu diệt hết các thế lực cát cứ của chúa Nguyễn, giải phóng hầu hết Đàng Trong.

- Năm 1786- 1788:  tiến ra Đàng Ngoài, phá bỏ ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy, lần lượt lật đổ tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

* Phong trào Tây Sơn đánh tan các thế lực ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc

- Kháng chiến chống Xiêm (1785)…

- Kháng chiến chống Thanh (1789)…

* Vương triều Tây Sơn đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Sau khi kết thúc chiến tranh, Quang Trung thi hành hàng loạt chính sách cải cách tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đất nước dần dần ổn định và phát triển.

* Để lại nhiều bài học kinh nghiệm: tập hợp lực lượng, nghệ thuật quân sự…

a. Khái quát các khuynh hướng cứu nước ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945. Liên hệ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này.

b. Vì sao từ sau chiến tranh thế giới thứ hai 1945 phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ?

a. Khái quát…

Cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:

- Khuynh hướng phong kiến cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 do giai cấp phong kiến hoặc nông dân lãnh đạo diễn ra chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Liên hệ Việt Nam: phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế.

- Xuất hiện phong trào theo khuynh hướng tư sản ở Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma dưới sự dẫn dắt của trí thức cấp tiến. Liên hệ Việt Nam: các hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

Từ năm 1920 đến 1945

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo 2 khuynh hướng tư sản và vô sản. Nhiều đảng phái tiến bộ ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân bằng cả phương pháp hoà bình và vũ trang.

- Liên hệ Việt Nam:

+ Khuynh hướng tư sản: hoạt động của tiểu tư sản, tư sản, Việt Nam Quốc dân đảng…

+ Khuynh hướng vô sản: hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, sự ra đời và nắm quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam…

b. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ vì:

* Điều kiện chủ quan

- Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á tập trung nhiều mâu thuẫn, trên hết là mâu thuẫn dân tộc.

- Lực lượng cách mạng lớn mạnh, cả giai cấp tư sản và vô sản đều thành lập được chính đảng.

* Điều kiện khách quan

- Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của các nước đế quốc… Đây là điều kiện khách quan thuận lợi cho sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh.

- Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới, là chỗ dựa của phong trào giải phóng dân tộc. 

- Sự lớn mạnh của phong trào cộng sản, phong trào công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội ở các nước tư bản phát triển. (file)1TzhZEnXqihUmlfyyaLhegvfPPfm3X-_A(/file)

Xem thêm