Đề thi học sinh giỏi Sử 11 chuyên Tuyên Quang có đán án.
Câu 1: Có đúng hay không khi khẳng định: Phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước? Vì sao?
* Nêu ý kiến: Không đồng ý vì phong trào Tây Sơn chưa thống nhất đất nước, mà mới chỉ đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước.
* Giải thích: Sở dĩ như vậy là vì:
- Xét về mặt lí luận: Thống nhất đất nước trên một quốc gia thống nhất cần đảm bảo thống nhất về mặt lãnh thổ và thống nhất về mặt chính trị, chỉ tồn tại duy nhất một nhà nước.
- Xét về mặt lãnh thổ: Phong trào Tây Sơn đã tiêu diệt các thế lực phong kiến phản động, xoá bỏ ranh giới chia cắt Đàng Trong-Đàng Ngoài kéo dài suốt 3 thế kỉ(XVI – XVIII), khôi phục quốc gia thống nhất. Tuy nhiên mầm mống của một sự chia cắt mới xuất hiện đó là sự phân chia lãnh thổ, quyền lực giữa 3 anh em nhà Nguyễn: Nguyễn Nhạc xưng vương đóng đô ở Bình Định; Nguyễn Huệ cai quản từ đèo Hải Vân trở ra Bắc; Nguyễn Lữ cai quản vùng đất Gia Định.
- Xét về mặt nhà nước: Vương triều Tây Sơn chưa trở thành một nhà nước thống nhất trên lãnh thổ bởi vì mặc dù phong trào Tây Sơn lật đổ được 3 vương triều (Nguyễn, Trịnh, Lê), thành lập vương triều Tây Sơn nhưng trong nội bộ Tây Sơn lại xuất hiện những vương triều mới như 1776 Nguyễn Nhạc xưng vương; năm 1788 Nguyễn Huệ xưng vương ...
=> Như vậy phong trào nông dân Tây Sơn chưa thống nhất đất nước, mà mới đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước. Phải cho đến khi Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802 lập ra nhà Nguyễn, đất nước ta mới hoàn thành việc thống nhất đất nước.
Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn tác động đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
a. Điều kiện thuận lợi
*. Khách quan:
- Sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt. Các nước đế quốc, thực dân như Anh, Pháp.. dù là nước thắng trận nhưng đều bị chiến tranh tàn phá, kinh tế kiệt quệ bị suy yếu nghiêm trọng. Sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc là điều kiện khách quan thuận lợi cho sự bùng nổ và phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
- Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới nối liền từ châu Âu qua châu Á tới khu vực Mĩ Latinh. Với sự tăng trưởng nhanh chóng về mọi mặt, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
- Sự lớn mạnh và phát triển của các lực lượng cách mạng: phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, các lực lượng dân chủ, hòa bình đã ủng hộ, tác động trực tiếp đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, hợp thành một mặt trận trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.(file)1d5i1dLSXd6KHPu2Qpb9tiU2dJJlCCQ87(/file)